Tăng vốn đầu tư là một trong những nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án. Các doanh nghiệp thường hay bối rối không biết trường hợp nào tăng tổng vốn đầu tư, tăng vốn góp tăng vốn góp thực hiện dự án, tăng vốn điều lệ. Ngoài ra hình thức tăng vốn, thời hạn góp vốn như nào? Có cần điều chỉnh giấy IRC và ERC không?

VPL Luật với nhiều năm tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, chúng tôi đã xây dựng được một dịch vụ tăng vốn đầu tư công ty có vốn đầu nước ngoài uy tín, chất lượng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ này qua bài viết sau nhé!

QUY TRÌNH TĂNG VỐN ĐẦU TƯ

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TĂNG VỐN ĐẦU TƯ

Tăng vốn đầu tư là việc nhà đầu tư bổ sung vốn vào dự án, công ty, bằng nhiều hình thức huy động như: tăng vốn từ thành viên, cổ đông hiện hữu, chuyển khoản vay thành vốn góp hoặc kêu gọi nhà đầu tư bên ngoài góp vốn vào công ty hoặc vay vốn,… để thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khi tăng vốn đầu tư, doanh nghiệp cần điều chỉnh tiến độ góp vốn, huy động vốn (nếu có) trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hiện nay, Luật Đầu tư không quy định về thời hạn phải góp vốn khi tăng vốn đầu tư. Do đó, doanh nghiệp có thể kê khai thời hạn góp vốn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, nhưng phải thực hiện đúng theo tiến độ góp vốn, huy động vốn mà doanh nghiệp đã ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Vốn đầu tư là một trong những nội dung được ghi nhận tên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm 02 phần sau:

Tổng vốn đầu tư của dự án
Tổng vốn góp thực hiện dự án
Trong đó, tổng vốn đầu tư của dự án sẽ bằng tổng vốn góp thực hiện dự án và vốn huy động từ công ty mẹ, các cá nhân, tổ chức khác. Vốn góp thực hiện dự án sẽ được ghi nhận trong vốn điều lệ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp cần lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp tăng vốn góp thực hiện dự án: Nhà đầu tư thực hiện góp/tiếp nhận vốn thêm từ Nhà đầu tư mới. Đối với trường hợp này, Nhà đầu tư phải thực hiện đồng thời thay đổi vốn điều lệ và vốn đầu tư (điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Trường hợp doanh nghiệp tăng nguồn vốn từ việc huy động: Nhà đầu tư vay thêm từ tổ chức tín dụng, cổ đông/thành viên công ty hoặc từ các chủ thể khác. Đối với trường hợp này, vốn điều lệ của công ty sẽ không thay đổi, chỉ có vốn đầu tư thay đổi. Như vậy, Nhà đầu tư chỉ cần thực hiện quy trình tăng vốn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Khi tăng vốn đầu tư, doanh nghiệp cần điều chỉnh tiến độ góp vốn, huy động vốn (nếu có) trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hiện nay, Luật Đầu tư không quy định về thời hạn phải góp vốn khi tăng vốn đầu tư. Do đó, doanh nghiệp có thể kê khai thời hạn góp vốn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, nhưng phải thực hiện đúng theo tiến độ góp vốn, huy động vốn mà doanh nghiệp đã ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nếu doanh nghiệp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tăng vốn điều lệ làm thay đổi mức thuế môn bài, nhà đầu tư cần thực hiện kê khai thuế môn bài mức mới và nộp thuế môn bài bổ sung.

<p>Thời hạn giải quyết: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ n…o giá chi tiết nội dung dịch vụ cung cấp, chi phí và thời gian dự kiến thực hiện.</p>

<p style=”text-align: justify;”>VPL sở hữu đội ngũ luật sư và phiên dịch thành thạo tiếng Anh, Hàn, Nhật, Trung. Chúng tôi đảm bảo giao tiếp hiệu quả với Quý Khách hàng trong suốt quá trình hợp tác. Trong trường hợp Quý Khách hàng cần giao tiếp bằng ngôn ngữ khác ngoài các loại ngôn ngữ trên đây, VPL có thể hỗ trợ bạn thuê dịch vụ phiên dịch.</p>

TẠI SAO CHỌN DỊCH VỤ TĂNG TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN GÓP CỦA VPL?